Thai giáo nghĩa là nuôi dạy con từ khi còn là bào thai. Quá trình giáo dục với các biện pháp tổng hợp được bắt đầu từ khi chuẩn bị mang thai, điều chỉnh hoàn cảnh, môi trường trong và ngoài cơ thể người mẹ, tiến hành dạy dỗ và giáo dục thai nhi một cách chủ động và thích cực, giúp thai nhi phát triển toàn diện và đầy đủ về cả thể chất và tinh thần, trí tuệ và nhân cách.
Đặc điểm của trẻ em được thai giáo
Theo tác giả Trần Trúc Anh trong quyển “Cẩm nang thai giáo – Phương pháp giáo dục trẻ khi còn là bào thai” thì những trẻ em được thai giáo tốt sẽ có những đặc điểm sau:
Thừa hưởng được những ưu điểm di truyền của cha mẹ: Kết hợp được những nét đẹp của bố và mẹ nen thường xinh trai, đẹp gái hơn bố mẹ.
Nhanh chóng trưởng thành: Trẻ được thai giáo có biểu hiện rõ ràng là lớn nhanh hơn những trẻ khác, nói sớm, nhanh nhẹn, hoạt bát,… biết ngồi, đứng, đi, chạy sớm hơn những đứa trẻ khác.
Ngoan, ngủ tốt, hiếm khi quấy khóc: Trẻ được thai giáo có đầy đủ dưỡng chất trong cơ thể ngay từ trong bụng mẹ nên có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái nên thường dễ nuôi.
Chỉ số IQ, EQ cao: Nhờ những tác động hàng ngày suốt trong thời kỳ mang thai nên não bộ của trẻ được thai giáo phát triển nhanh. Và do được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, những cảm xúc tích cực từ mẹ và mọi người xung quanh nên bé có chỉ số thông minh cảm xúc cao hơn những đứa trẻ khác.
Phẩm chất đạo đức tốt: “Con vào dạ, mạ đi tu” neentrer được thai giáo được hưởng những suy nghĩ chân, thiện, mỹ từ mẹ nên có su hướng trỏe thành những người biết quan tâm đến mọi người, yêu thương mọi người, nhiệt tình, thành thực, có thái độ sống tích cực, yêu ghét rõ rang, biết phải trái.
Dễ thích ứng và nhiều khả năng sáng tạo: Trẻ trải qua quá trình thai giáo thường có tính độc lập trong cuộc sống, biết tự lập sớm, có khả năng thích ứng với các môi trường sống khác nhau, có cá tính mạnh, trí tưởng tượng phong phú, có tinh thần sáng tạo, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Có ý chí kiên cường: Trẻ được thai giáo thường sống lạc quan, cho dù gặp khó khăn cũng dũng cảm đương đầu.
Một vài ví dụ vền hiệu quả của thai giáo
Chu Văn Vương – vị vua sáng lập ra nhà Chu, triều đại trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một bậc thánh nhân không chỉ trị nước anh minh mà còn là tác giả của tác phẩm kỳ diệu vào bậc nhất nhân loại – Kinh Dịch. Tương tuyền mẹ của ông khi mang thai ông, đã giữ gìn cẩn thận theo kinh nghiệm thai giáo phương Đông: bà chỉ nhìn và nghe những cái tốt, cái đẹp, còn bỏ ngoài tai, ngoài mắt những cái xấu xí, cục cằn. Bà đi đứng uyển chuyển, nói năng nhẹ nhàng, hát ru, đọc thơ cho con nghe…
Mạnh Tử – ông tổ thứ 2 của Nho giáo, khi mang thai ông, mẹ của Mạnh Tử kiêng khem rất kỹ “Khi mang thai đứa con trong bụng thì phải biết: chỗ không bằng phẳng không ngồi, thức ăn không hợp vệ sinh không ăn”.
Giáo sư – Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê – người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp. Sau đó, ông trở thành giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế âm nhạc, UNESCO… Ông là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới. Ông may mắn sinh ra trong gia đình hai bên nội ngoại đều là nhạc sĩ, ông lại được “thai giáo” một cách rất đặc biệt. Khi mẹ ông mang thai ông, bà đã chuyển đến nhà em trai dưỡng thai – đó là một không gian yên bình, có vườn hoa móng tay, có tiếng nhạc du dương… Bà thường hát và đọc thơ cho ông nghe, thường xem hoa móng tay nở và nghe tiếng chim hót líu lo. Bà nói chuyện vui vẻ cùng bà con hàng xóm, không bao giờ tức giận, hay quát tháo với ai…