Biết một số điều về giấc ngủ của trẻ 0 – 6 tháng tuổi sẽ giúp mẹ cho con ngủ đúng, ngủ đủ giấc và giảm bớt được sự lo âu thái quá khiến mẹ mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh khá nhạy cảm này!

giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ

Các chuyên gia đều khẳng định giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ chất lượng tót sẽ giúp hỗ trợ và quyết định hoạt động của hệ miễn dịch, tốc độ chuyển hóa các chất, trí nhớ, học hỏi, và những hoạt động thiết yếu khác của một người.

Nhất là với các bé, giấc ngủ lại đóng vai trò càng quan trọng hơn đến sự phát triển của trẻ. Giấc ngủ tốt giúp tối ưu hóa tăng trường phát triển và não bộ của trẻ. Vì vậy mà việc thiết lập thói quen ngủ sao cho trẻ ngủ ngon, ngủ sâu giấc là điều rất quan trọng.

Thời gian ngủ cần thiết của trẻ

Trẻ từ 0 – 2 tháng tuổi cần ngủ 16 – 18 giờ/ngày.

Trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi cần ngủ 14 – 16 giờ/ngày.

Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi cần ngủ 14 giờ/ngày.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần ngủ 10 – 13 giờ/ngày.

Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần ngủ 10 – 12 giờ/ngày.

Trẻ từ 5 – 10 tuổi cần ngủ 10 – 12 giờ/ngày.

Trẻ từ 10 – 18 tuổi cần ngủ 10 – 13 giờ/ngày.

Giấc ngủ của trẻ 0 – 6 tháng có đặc điểm gì?

Trong giai đoạn trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi, chu kỳ ngủ của trẻ khá ngắn chỉ khoảng  20 – 50 phút, và thời thời gian ngủ động (REM) chiếm đến 50% chu kì ngủ của trẻ. Điều này có nghĩa là với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ có chu kỳ ngủ rất ngắn. Trẻ ngủ sâu khoảng 10 – 15 phút, sau đó ngủ động khoảng 10 – 15 và cứ lặp lại như vậy trong suốt thời gian ngủ một ngày.

Đó chính là lý do tại sao mà trong khoảng thời gian này ba mẹ cứ phải thức đêm cùng bé. Nhưng ba mẹ hay cứ thả lỏng người ra, không cần quá lo lắng khi cứ tí là trẻ ọ ọe, uốn éo, vặn vẹo người. Bởi đó là những hành động hết sức bình thường của trẻ. Sau 3 tháng thì sẽ đỡ hơn, vì trẻ ngủ sâu dài hơn và ngủ động ít đi.

Thêm 1 đặc điểm thú vị nữa là khi trẻ vừa ngủ dậy, trẻ có một giai đoạn “tỉnh trong yên lặng”. Lúc này trẻ mở mắt, im lặng nhìn xung quanh, rồi mới chuyển qua giai đoạn tỉnh động bắt đầu đáp ứng tương tác nhiều, và sau đó là giai đoạn la khóc.

Vậy ba mẹ phải làm gì khi bé tỉnh dậy? Mẹ nên cho bé ti luôn, chứ không đợi cho trẻ qua giai đoạn khóc mới cho bé bú nhé. Vì lúc khóc là thường trẻ đã đói quá rồi, nên khi cho bú trẻ vẫn cứ hờn dỗi, khó chịu, từ chối bú. Trong trường hợp bé khóc rồi mà chưa kịp cho bé ti thì mẹ đừng cố gắng nhét ti vào miệng bé, mà nên vỗ về, bế bé, nựng bé để bé bình tĩnh lại rồi mới cho bé bú.

Theo Mabu dinh dưỡng