Mặc dù, khi trẻ bị cảm các bác sĩ khuyên nên chờ trẻ tự khỏi hơn là ngay lập tức cho trẻ uống kháng sinh, bởi nguyên nhân gây cảm ở trẻ 99% là do siêu vi, và chỉ có 1% trẻ bị cảm là do vi khuẩn, mà kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn chứ không hề có tác dụng đối với siêu vi. Ba mẹ tự ý cho bé uống kháng sinh mà chưa đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn bệnh tìm nguyên nhân là rất không tốt cho sức khỏe của trẻ và có thể gây ra nhiều nguy hại sau này cho trẻ khi mà cơ thể trẻ bị nhờn thuốc, kháng kháng sinh.

Tuy rằng nên chờ trẻ tự khỏi, thay vì cho trẻ uống kháng sinh khi bị cảm, nhưng khi trẻ bị cảm ba mẹ vẫn nên chủ động cho trẻ đi khám ngay để được bác sĩ theo dõi, điều trị, tránh những trường hợp nguy cấp, bởi nếu trẻ bị cảm do vi khuẩn thì sẽ có biến chứng rất nhanh.

Trường hợp trẻ bị cảm sốt cần đưa đi khám ngay

Ba mẹ nên cho trẻ đi khám ngay lập tức khi trẻ rơi vào một trong số những trường hợp sau:

(1) Trẻ từ 3 tháng trở xuống bị sốt, ba mẹ nên cho trẻ đi khám ngay. Bởi trong giai đoạn này, 1 số trẻ có thể bị nhiễm trùng gì đó nặng như viêm màng não, nhưng lại không có biểu hiện gì khác ngoài sốt. Lại nữa, trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiều nguy cơ mắc các bệnh nặng, vì thường trẻ chưa được chích ngừa đầy đủ.

(2) Trẻ từ 3 – 6 tháng, trong độ tuổi này trẻ đã chích ngừa những mũi cơ bản như viêm màng não chẳng hạn, vì vậy nếu trẻ bị cảm hay sốt mà tổng trạng trẻ vẫn khỏe, bé vẫn sinh hoạt bình thường thì ba mẹ có thể chờ, nhưng chú ý luôn quan sát biểu hiện của con một cách cẩn trọng kỹ lưỡng. Nếu thấy con có biểu hiện lừ đừ, thở mệt hay sốt thì nên cho con đi khám ngay.

(3) Nhìn chung, đối với tất cả các bệnh do nhiễm trùng, ba mẹ chỉ quan sát và phát hiện trẻ có biểu hiện lừ đừ là cần phải đưa con đi khám ngay lập tức.