Rạn da là một hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Mẹ không nên chỉ nghĩ đến con,  “bỏ bê bản thân” trong thai kỳ mà bỏ qua việc ngăn ngừa rạn da khi mang thai.

Rạn da khi mang thai là gì?

Rạn da thường xuất hiện vào tháng thứ 3 và xuất hiện nhiều từ tháng thứ 6. Do trong thời kỳ mang thai, trọng lượng cơ thể mẹ tăng lên đột ngột khiến da không kịp phát triển để thích nghi. Mô liên kết dưới da được tạo bởi các sợi collagen và elastin có tác dụng giúp da đàn hồi bị căng giãn quá mức nên đứt gãy, tạo thành các vết rạn chằng chịt trên da.

Các vùng da hay vị rạn nứt là bụng, ngực, hông, mông, đùi… Vết rạn thường có màu hồng hoặc đỏ tía, sau chuyển dần sang trắng đục. Phần lớn các vết rạn chính là vết sẹo dưới da. Việc phục hồi lại làn da là rất khó khăn và tốn kém.

ngăn ngừa rạn da khi mang thai

Ngăn ngừa rạn da khi mang thai

Rất nhiều mom khi mang thai vì chỉ chú ý đến sức khỏe thai nhi mà quên mất việc chăm sóc bản thân mình, đến khi da bị tổn thương, nứt nẻ thì đã quá muộn. Chính vì vậy mà phụ nữ mang thai nên dành chút thời gian chăm sóc làn da của mình, ngăn ngừa rạn da khi mang thai.

Để tăng cường độ co giãn của làn da, mẹ nên dùng loại dầu có chứa vitamin E, bơ hoặc dầu massage. Mẹ xoa loại dầu này đều lên vùng da dễ bị rạn nứt mỗi ngày 2 lần theo chiều kim đồng hồ, từ trên xuống. Mẹ cũng nên thường xuyên bôi kem dưỡng da ngăn ngừa vết rạn được đặc chế dành cho thai phụ. Loại kem này giúp tăng cường tính đàn hồi cho da và đẩy nhanh quá trình phục hồi làn da. giúp bạn luôn giữ được làn da săn chắc mịn màng.

Mẹ cũng có thể áp dụng bài thuộc chứa rạn da theo dân gian: dùng hỗn hợp dầu vừng, dầu đậu nành và dầu hướng dương, trộn đều và xoa lên vừng da bị rạn mỗi ngày 2 lần và rửa sạch sau 30 phút. Cách này giúp da mềm mại, tăng độ đàn hồi cho da.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng lòng đỏ trứng gà, sữa bò tươi, cà chua hoặc cà rốt đánh nhuyễn xoa lên vùng da bị rạn và rửa sạch lại sau một giờ. Mom nên nhớ là việc chứa trị sớm làn da bị rạn sẽ cho kết quả tốt hơn khi chữa trị vết rạn đã lâu.